Phát triển Lợn_cỏ

Trước những năm 60, giống lợn này thấy nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Bình Trị Thiên. Do lợi ích kinh tế thấp và nhất là sau khi có chủ trương phổ biến rộng lợn Móng Cái ra các tỉnh miền Trung thì đàn lợn này bị thu hẹp nhanh chóng, không ai nuôi lợn đực nữa và giống lợn này gần như tuyệt chủng. Có một số con lợn con cai sữa để lại đã bị tạp giao nhưng không hề thấy con đực giống. Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường,giống lợn cỏ ở Việt Nam đã dần bị lãng quên. Hiện nay, nhiều xã vùng sâu, vùng cao vẫn còn bảo tồn những giống lợn thuần chủng, nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp.

Tuy vậy ở một số nơi như huyện Quỳ Hợp, nhiều bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã hầu như vắng bóng giống lợn cỏ truyền thống, trong khi đó, nhu cầu về giống lợn này lại đang ngày một tăng. Từ thị trấn cho đến các thành phố lớn, người ta hay gọi là đặc sản lợn nít. ngoài chọn được giống lợn cỏ thuần chủng thì phương thức nuôi ảnh hưởng lớn đến chất lượng thịt. Nhiều thương lái ở các nơi khác lên mua rồi về vỗ béo, lông và da sẽ mỡ màng, nhưng thịt không thơm, ngon, da dòn như nuôi theo cách truyền thống.Hàng năm, cứ vào dịp gần tết, mọi người, nhất là tư thương ở các nơi lại lên săn lùng, không phải đem đi bán. Lợn thả rông hoặc thả vườn, cho ăn đơn giản như rau trộn cám, thái củ sắn cho ăn sống

Phát triển chăn nuôi lợn cỏ của dân tộc Mường theo hướng hàng hoá là một hướng đi đúng, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của các xã vùng cao, vùng sâu. Lợn cỏ được nhiều người ưa chuộng, nhưng vấn đề xây dựng và giữ vững thương hiệu. Huyện Quỳ Hợp đã đầu tư 90 triệu đồng để tổ chức mô hình thí điểm, nhằm hục hồi và phát triển giống lợn cỏ truyền thống ở xã vùng cao Liên Hợp, bao gồm: Đầu tư giống lợn cỏ được mua về từ các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương; thức ăn hoàn toàn không phải từ công nghiệp chế biến; tập huấn kỹ thuật và tiêm phòng, chăm sóc... Mô hình này tuy bước đầu còn nhỏ, lượng tiền đầu tư chưa nhiều, nhưng được đồng bào vùng cao xã Liên Hợp rất hoan nghênh và tham gia tích cực.

Hiện nay, nhiều xã vùng sâu, vùng cao vẫn còn bảo tồn những giống lợn thuần chủng, nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Mới đây đã xuất hiện những hộ, mô hình nuôi quy mô, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không ít hộ đã chuyển từ nuôi lợn lai sang nuôi lợn địa phương, nuôi từ phương thức tự cấp sang hướng hàng hoá. Xã đã đưa chăn nuôi lợn cỏ địa phương vào Nghị quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của xã, coi đây là một mũi nhọn. Bởi, hướng đi này tận dụng những thế mạnh về giống, đất đai, vườn đồi rộng, cách nuôi phù hợp với người dân.